Luật hành chính quy định việc tổ chức các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành; quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan đó và của cán bộ, nhân viên cũng như của các cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội và công dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Luật hành chính bao gồm không chỉ những luật lệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các công sở, về các quy tắc trật tự, an ninh, an toàn xã hội, mà còn cả những chế định ngày càng phát triển vạ quản lý kinh tế - văn hoá, xã hội, về những quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể và cá nhân.
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cách định nghĩa này phù hợp với quan niệm cho rằng việc phân biệt các ngành luật trước hết cần căn cứ vào những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước không thể tách rời những quan hệ xã hội mà nó hướng tới nhằm ổn định hay thay đổi cho nên đối tượng điều chỉnh của luật hành chính không phải là bản thân quản lý hành chính nhà nước mà là những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Việc phần lớn các quy phạm pháp luật hành chính liên quan đến các hình thức tổ chức, đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước không thay đổi một thực tế là chứng bắt nguồn từ những quan hệ xã hội.
Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước. Các quy phạm luật hành chính quy định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định những nguyên tắc cơ bản của
Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước.