Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết

Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết

Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết

Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết

Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết
Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết

Luật Thương Mại: Những Điều Dân Kinh Doanh Cần Phải Biết

Ngày đăng: 28/12/2023

    Luật trực tiếp quy định, điều chỉnh các hoạt động thương mại hiện nay là Luật Thương mại 2018 được ban hành ngày 14/06/2005 và hiện vẫn còn hiệu lực. Luật này có nhiều tác động đến đời sống nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng.

    1. Phạt hợp đồng tối đa 8% hay tự thỏa thuận?

    Chế tài thương mại là nghĩa vụ mà bên vi phạm hợp đồng thương mại phải gánh chịu hậu quả bất lợi. Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định các loại chế tài thương mại, gồm:

    – Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

    – Phạt vi phạm;

    – Buộc bồi thường thiệt hại;

    – Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

    – Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

    – Huỷ bỏ hợp đồng…

    Trong đó chế tài được áp dụng nhiều nhất là phạt hợp đồng. Luật cho phép các bên được tự thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Luật khống chế mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

    Đồng thời, Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các bên được thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng song không có giới hạn về mức phạt vi phạm.

    Do vậy, để áp dụng đúng mức phạt được quy định cần phân biệt rõ quan hệ nào do luật dân sự điều chỉnh, quan hệ nào là do Luật Thương mại điều chỉnh. Các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng ngay từ khi ký kết hợp đồng để tránh những rắc rối, tranh chấp về vấn đề áp dụng luật khi có vi phạm.

    2. Thêm 2 trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
    Bên cạnh 2 trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng như quy định hiện hành (do các bên có thỏa thuận hoặc do trường hợp bất khả kháng), Luật Thương mại 2005 đã bổ sung thêm 2 trường hợp được miễn trách nhiệm.

    Cụ thể:

    – Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

    – Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

    3. Nhà đầu tư nước ngoài được mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch

    Điều 73, Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân Việt Nam được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

    Đồng thời, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 51/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam được tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

    Quy định mới này đã mở rộng vai trò của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam trong việc kết nối liên thông với các Sở giao dịch nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong việc trao đổi, mua bán.

    Bên cạnh đó, Nghị định cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tư cách là khách hàng hoặc thành viên môi giới, kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa với tỷ lệ sở hữu vốn không hạn chế (Điều 16a Nghị định 51/2018/NĐ-CP).

    4. Mở rộng trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại

    Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 Luật Thương mại năm 2005).

    Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Theo đó, hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý.

    Điều 126 Luật Thương mại 1997 quy định về các trường hợp được chấm dứt hợp đồng đại lý, trong đó: “[…]một bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận ”.

    Nói cách khác, theo quy định này, các bên chỉ có quyền chấm dứt thời hạn đại lý khi bên kia không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    Đến nay, Luật thương mại 2005 đã mở rộng các trường hợp chấm dứt thời hạn đại lý của các bên, nếu không có thỏa thuận gì khác thì các bên có quyền chấm dứt thời hạn hợp đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản trước một khoảng thời gian ít nhất là sáu mươi ngày.

    Zalo
    Hotline