1. Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng nhanh nhất
1.1 Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng
Theo điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
Vậy nên, người vay cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây để thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất để vay (theo khoản 1 điều 29 Thông tư 39/2016/TT-NHNN):
- Hồ sơ đề nghị vay vốn:
- Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng. Kèm theo cả nội dung phương án trả nợ.
- Giấy tờ tùy thân của người vay: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn; sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/xác nhận cư trú; đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân/quyết định hoặc bản án ly hôn,...
- Thỏa thuận vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng
- Hồ sơ liên quan đến đảm bảo tiền vay:
- Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất được dùng để thế chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản bàn giao, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa người vay với chủ đầu tư.
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn:
- Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của người vay: Giấy xác nhận thu nhập có chữ ký của người sử dụng lao động, sổ tiết kiệm, các tài sản hiện có khác ngoài tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của người vay (vay mua nhà thì cần có hợp đồng mua nhà, vay mua ô tô thì có hợp đồng mua bán xe ô tô, vay để sửa chữa nhà ở thì cần có giấy phép xây dựng...).
- Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng.
1.2 Trình tự thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Cung cấp hồ sơ theo quy định của ngân hàng, hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên
- Bước 2: Ngân hàng kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau khi nhận được hồ sơ. Ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cho vay:
- Nhận viên Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ sau khi nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và đạt yêu cầu, nhân viên Ngân hàng sẽ trình lên cấp trên để thẩm định và đưa ra quyết định đồng ý cho vay hay không.
- Bộ phận thẩm định kiểm tra Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản; kiểm tra các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay… Sau khi tài sản thế chấp, cầm cố xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.
- Đồng thời, ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và các kênh khác để kiểm tra người cho vay có nợ xấu và các vấn đề pháp lý khác hay không.
- Quyết định cho vay: Ngân hàng sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng thế chấp; Hợp đồng cho vay và tiến hành ra phòng công chứng
- Quyết định không cho vay: Ngân hàng sẽ thông báo lý do khi khách có nhu cầu.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục công chứng
- Nhân viên Ngân hàng cùng với người thế chấp ra Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có đất để tiến hành công chứng và ký Hợp đồng thế chấp trước mặt công chứng viên.
- Cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và giấy tờ tùy thân khi đến Phòng công chứng để đối chiếu: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn đối với trường hợp người thế chấp đã có gia đình.
- Bước 4: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai
- Sau khi hoàn tất công chứng, bộ phân tác nghiệp của Ngân hàng sẽ tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.
- Cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
+ 01 Phiếu yêu cầu đăng ký (bản chính)
+ 01 Hợp đồng thế chấp, có công chứng, chứng thực (01 bản sao có chứng thực và bản chính đối chiếu)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính
+ Giấy ủy quyền (nếu có)
+ Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có chữ ký và đóng dấu (01 bản chính và 01 bản sao chứng thực) để được miễn nộp phí thủ tục trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình thế chấp để vay vốn, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Bước 5: Ngân hàng niêm phong tài sản và tiến hành giải ngân. Bên thế chấp nhận tiền
- Để bên thế chấp nhận được tiền thì Ngân hàng sẽ tiến hành niêm phong và giữ những giấy tờ bản gốc của bên thế chấp, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất nếu Ngân hàng có yêu cầu như: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.